Cách tìm từ khóa cạnh tranh thấp trong SEO

Tìm kiếm các từ khóa cạnh tranh thấp thông qua các công cụ miễn phí bằng cách xác định content gap (*) cũng như dữ liệu xu hướng để khám phá các xu hướng mới nổi lên.

(*): các nội dung mà những trang web khác trong ngành đã có còn bạn chưa có

Trong tiếp thị tìm kiếm, luôn luôn có những cơ hội mới để khám phá và nhắm mục tiêu vào các từ khóa liên quan đến ý định tìm kiếm của người dùng, độ cạnh tranh, và độ khó của từ khóa. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nghiên cứu cách tìm các từ khóa cạnh tranh thấp nhưng vẫn mang lại giá trị cho chiến dịch marketing.

Sử dụng các công cụ miễn phí để tìm các ý tưởng từ khóa

Có vô số công cụ miễn phí có thể sử dụng để nghiên cứu từ khóa. Chẳng hạn như, Google Search Console, Keyword Planner, Trends, và phân tích SERP trực tiếp. Hoặc, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ khác như ChatGPT, Semrush và ScreamingFrog.

Mặc dù những công cụ này có hơi “thủ công” hơn so với các công cụ trả phí khác, nhưng nó vẫn hỗ trợ bạn tinh chỉnh quy trình nghiên cứu từ khóa một cách hiệu quả.

>>> Đọc thêm bài viết “Cách nghiên cứu từ khóa SEO cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn sử dụng các công cụ để tìm từ khóa cạnh tranh thấp

Dưới đây là quy trình từng bước giúp bạn tìm từ khóa cạnh tranh thấp, từ đó mang lại nhiều cơ hội hơn cho trang web của bạn.

Bước 1 – Xác định chủ đề khi tìm từ khóa cạnh tranh thấp

Đầu tiên, bạn cần xem các danh mục cấp cao trên website của ba đối thủ cạnh tranh hàng đầu. Bạn có thể làm thủ công hoặc thu thập dữ liệu trang web bằng phiên bản miễn phí của ScreamingFrog (500 trang hàng đầu) nếu muốn nghiên cứu nội dung trang web kỹ hơn.

Bạn cần ghi chú lại những chủ đề nội dung cấp độ chính cũng như danh mục đồng thời bị thiếu trong nội dung của bạn, nhưng lại xuất hiện trên một hoặc toàn bộ những trang này.

Nếu bạn cảm thấy khó xác định thì có thể sử dụng các công cụ như Ahrefs và Semrush để hoàn thành việc so sánh ở cấp độ từ khóa và nội dung.

Bước 2 – Phác họa bức tranh toàn diện về cơ hội của các chủ đề

Sau khi đã xác định được những chủ đề mà trang web của bạn còn thiếu sót, việc tiếp theo chính là xây dựng một kế hoạch toàn diện để phủ sóng nội dung.

Bạn cần hiểu được những mong muốn, nhu cầu và nỗi đau khác nhau của người dùng xung quanh chủ đề. Để làm điều này, bạn có thể thêm (các) thuật ngữ về chủ đề chính/sản phẩm/dịch vụ vào một công cụ miễn phí như AnswerThePublic.

Các thuật ngữ và câu hỏi cá nhân sẽ có mức độ cạnh tranh và lượng tìm kiếm thấp hơn. Khi nhóm dữ liệu thành các chủ đề chính và chủ đề phụ, bạn bắt đầu phác họa bức tranh tổng thể về những nội dung mà trang web của bạn đang thiếu (các từ khóa cạnh tranh thấp có liên quan) so với đối thủ cạnh tranh.

Cách tìm từ khóa cạnh tranh thấp
Cách tìm từ khóa cạnh tranh thấp

Bước 3 – Kiểm tra với AI

Bạn có thể sử dụng ChatGPT để kiểm tra khung nội dung cốt lõi nhằm đảm bảo rằng bạn không bỏ sót bất cứ điều gì. Để thực hiện việc này, hãy truy cập https://chatgpt.org/ và nhấp vào ‘Open Chat’. Sau đó, bạn chỉ cần nhập yêu cầu của mình và bắt đầu cuộc trò chuyện.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tìm kiếm trực tiếp với Google để nghiên cứu xem có bao nhiêu trang (hoặc tổng số content gap) trong xếp hạng nội dung cho bất kỳ từ khóa hoặc chủ đề nhất định nào. Để thực hiện điều này, bạn cần nhập các toán tử tìm kiếm chẳng hạn như site:YourWebsiteName “YourTopicTerm”. Nó sẽ cung cấp cho bạn bất kỳ trang danh mục nào từ tên miền của bạn được xếp hạng và lập chỉ mục với chủ đề đó.

Và, bạn cũng có thể làm điều tương tự với trang web của đối thủ cạnh tranh để tìm nội dung liên quan đến bất kỳ chủ đề nào cũng như xem các từ khóa cạnh tranh thấp liên quan đến chủ đề đó. Bạn chỉ cần thay đổi tên miền thành site:YourCompetitorWebsiteName “YourTopicTerm”.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thu hẹp phạm vi kết quả (tập trung vào các trang danh mục có liên quan trực tiếp đến toàn bộ chủ đề) bằng cách tìm kiếm từ khóa chỉ sử dụng trong URL. Chỉ cần thay đổi toán tử tìm kiếm thành site:YourWebsiteName inurl:YourTopicTerm. Trường hợp, bạn cần xem truy vấn đuôi dài (long-tail query), bạn có thể sử dụng toán tử tìm kiếm ‘allinurl’.

Lưu ý: Bạn cũng có thể sử dụng các toán tử tìm kiếm này mà không cần đặt tên miền làm tiền tố. Điều này sẽ cung cấp cho bạn tất cả nội dung liên quan (không chỉ nằm trên trang web của bạn hay trang web được chỉ định khác) được xếp hạng và cụ thể vào cụm từ nội dung/từ khóa đang được tìm kiếm. 

Ví dụ: ‘allinurl:KeywordTopic’ và với tên miền được thêm vào, nó sẽ là site:YourCompetitorWebsiteName “allinurl:YourTopicTerm”.

Bước 4 – Kết hợp nhiều dữ liệu đo lường để ưu tiên tập trung vào các thuật ngữ chính

Bạn có thể làm điều này bằng cách sao chép/dán các thuật ngữ chính vào Google Keyword Planner. Công cụ này sẽ cung cấp cho bạn thông tin số liệu như chi phí mỗi lần nhấp chuột, lượng tìm kiếm mỗi tháng, độ cạnh tranh của từ khóa,…

Bạn có thể xuất dữ liệu này để ở mỗi chủ đề đều có những dữ liệu bạn cần nhằm ưu tiên các cụm từ nhắm đến theo mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Điều này sẽ dựa trên việc kết hợp dữ liệu, bao gồm mức độ cạnh tranh của nhóm từ khóa đối với chủ đề nhất định, chi phí trung bình cho mỗi lần nhấp vào chủ đề đó, cộng với việc so sánh giữa cơ hội và thách thức để thực hiện.

Ở giai đoạn này, bạn sẽ có dữ liệu để ưu tiên tạo nội dung mới dựa trên những gì đối thủ cạnh tranh đã có và trang web của bạn còn thiếu cũng như các từ khóa, chủ đề mở rộng.

Xác định các xu hướng mới nổi cho từ khóa cạnh tranh thấp

Google Trends là cách hữu ích để nhanh chóng xác định những thay đổi về mức độ quan tâm cũng như các xu hướng mới đang nổi lên. Các mức xu hướng hiện tại thấp hơn thường tương quan với mức độ cạnh tranh thấp hơn. Do đó, việc xây dựng và tối ưu hóa nội dung vào thời điểm xu hướng thấp hơn có thể định vị bạn một cách hoàn hảo khi nhu cầu và sự cạnh tranh tăng lên. Điều này cũng đúng với các xu hướng mới đang phát triển.

Bạn cũng có thể xem tỷ lệ phần trăm tăng trưởng. Sau đó, xem xét các công cụ khác như Google Keyword Planner để xem các cụm từ này có lượng tìm kiếm lớn như thế nào, cộng với đối sánh rộng hơn, các cụm từ có liên quan.

Tìm kiếm bằng giọng nói và trò chuyện đã có những ảnh hưởng nhất định đối với việc tìm kiếm, cơ hội, giá trị kinh doanh thương mại trong 4 năm qua.

Điều tuyệt vời của tìm kiếm dựa trên giọng nói và trò chuyện chính là phần lớn các cụm từ là chuỗi 5 đến 10 từ và có thể sẽ mang lại mức độ cạnh tranh thấp hơn.

Bạn có thể thêm các phân đoạn Câu hỏi thường gặp vào nội dung trên trang web của mình, bao gồm nhiều biến thể từ khóa hơn.

Để xác định các cơ hội, bạn có thể tìm kiếm thủ công trong Google và xem những cụm từ gợi ý, những chủ đề liên quan mà Google đưa ra. Sau đó, bạn thêm các cụm từ này vào Google Keyword Planner để lấy dữ liệu về CPC, mức độ cạnh tranh, v.v,… để chỉ nhắm vào các từ khóa cạnh tranh thấp.

Trong bài viết này, chúng ta đã nghiên cứu làm thế nào để tìm các từ khóa cạnh tranh thấp bằng nhiều cách khác nhau. Ngoài ra, bạn cũng có thể đọc bài viết “Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa cho người mới bắt đầu” để hiểu thêm.

Nếu bạn đang cần hỗ trợ về xây dựng website, SEO website, xây dựng thương hiệu, landing page hay viết bài PR,… đừng ngần ngại liên hệ DIMI Digital để được hỗ trợ tốt nhất nhé!

Nguồn tham khảo: https://www.searchenginejournal.com

TOP 7 cách cải thiện tốc độ website hiệu quả 20236 bước tăng traffic trên mạng xã hội