Tạo dựng và “giữ hồn” cho thương hiệu bằng chiến lược quan hệ công chúng

Mục lục

Một sự thật là dù được đầu tư bài bản về nội dung, sẽ rất khó để một bài viết quảng bá sản phẩm dạng thông cáo báo chí đến được với khách hàng và tác động tới hành vi mua sắm của họ. Chính vì thế, nếu chỉ dựa vào các kênh truyền thông đại chúng, sản phẩm của bạn sẽ khó mà thành công. Bạn cần một chiến lược quan hệ công chúng (public relation) rộng rãi để gia tăng mức độ phủ sóng của sản phẩm mình tạo ra. Dưới đây là một vài công cụ chủ yếu:

Blog

Blog công ty là công cụ quan hệ công chúng vô cùng hữu ích để tạo bệ phóng cho sản phẩm, giúp định vị doanh nghiệp bạn là chuyên gia trong ngành. Những bài viết mang tính chuyên môn thường tạo được thiện cảm với các phóng viên, nhà báo, từ đó gây ấn tượng và giúp thương hiệu của bạn lọt vào tầm ngắm của họ.

Vì thế, đừng chỉ viết những nội dung quảng cáo thông thường hay quá nặng về kiến thức chuyên sâu; hãy chọn những bài viết hướng đến người dùng; mô tả những tính năng hữu ích mà sản phẩm của bạn đem lại cho họ. Và đừng quên đăng lên blog công ty!

Xây dựng các mối quan hệ

Trong xã hội hiện đại, tạo được nhiều mối quan hệ với cánh nhà báo, phóng viên hay những người nổi tiếng sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội tốt để quảng bá sản phẩm. Hãy gặp gỡ và trao đổi với họ về các cơ hội hợp tác, trao đổi, chia sẻ những lợi ích giữa hai bên để thắt chặt quan hệ.

Điều đầu tiên cần làm là follow những nhà báo, blogger nổi tiếng, nhà nghiên cứu thị trường, những người ảnh hưởng trên mạng xã hội để theo dõi những hoạt động của họ. Điều này sẽ giúp bạn tạo được tương tác và tiếp cận nhiều hơn với giới truyền thông để gia tăng hiệu quả của chiến dịch quan hệ công chúng.

Tương tác trên mạng xã hội

Mạng xã hội là kênh giao tiếp độc đáo giúp bạn kết nối với khách hàng cũng như các đơn vị truyền thông một cách tự nhiên và liên tục.

Hãy luôn theo dõi để cập nhật những hoạt động mới nhất của những influencers trên mạng xã hội, và tương tác bằng cách “like” hoặc “share” lại trên các kênh social của mình. Thêm nữa, bạn có thể gia tăng tương tác thông qua việc tham gia thảo luận về các chủ đề mà influencer đưa ra.

Về phía mình, bạn nên sử dụng các công cụ lắng nghe người dùng trên mạng xã hội như Social Mention hay Hootsuite để theo dõi về mức độ quan tâm của khách hàng đối với thương hiệu của mình,  trả lời những bình luận hay ý kiến của khách hàng một cách đúng lúc để thắt chặt tương tác với họ.

Tham gia bình luận trên các bài viết hoặc blogs

Các blogger/ nhà báo thường bỏ rất nhiều “tâm sức” trau chuốt cho bài viết của mình. Khi những bài viết này được đăng lên, bạn hãy thể hiện sự quan tâm của mình đối với chủ đề được chia sẻ. Tham gia trao đổi ý kiến bằng cách đặt câu hỏi hoặc bình luận trình bày quan điểm là những cách tốt để thể hiện sự “chuyên nghiệp” của bạn trong lĩnh vực mình hoạt động.

Email marketing

Một nghiên cứu của Salesforce cho thấy có đến 95% người dùng cho rằng những thông điệp quảng cáo được gửi qua email là vô cùng hữu ích.

Một chiến dịch email marketing được xây dựng đều đặn sẽ giúp “nuôi dưỡng” khách hàng hiệu quả. Đồng thời, nó giúp cho khách hàng và những người ảnh hưởng  có thể cập nhật được hoạt động của bạn một cách tự nhiên mà không cần đến những cuộc gọi khó chịu hay những chiến dịch quan hệ công chúng rầm rộ tốn nhiều chi phí.

Bài post được tài trợ

Đối với những bài post có giá trị quan hệ công chúng cao, bạn nên đầu tư một khoản phí để “tài trợ” cho bài post đó. Việc này sẽ giúp cho thương hiệu của bạn xuất hiện với “cự ly” rộng hơn, tiếp cận nhiều nhóm khách hàng hơn trên các kênh mạng xã hội LinkedIn, Twitter và Facebook. Sau đó, bạn lọc ra những nhóm khách hàng có đặc điểm tương tự với khách hàng mục tiêu và tiến hành PR bài viết của mình đến nhóm khách hàng đó thông qua các quảng cáo online. Khi các quảng cáo online này tiếp cận được khách hàng và có hiệu quả, bạn nên đẩy mạnh hơn nữa bằng cách quảng cáo trả phí!

 

Source: https://startupnation.com/grow-your-business/unique-public-relations/

Bạn đang có vần đề cần giải quyết?

Bạn cần tư vấn thêm về dịch vụ.

ChatCall