Nhận diện thương hiệu là gì?

Nếu như nhận diện cá nhân là làm cho cá nhân ấy trở nên đặc biệt thì nhận diện thương hiệu chính là 1 cách để làm doanh nghiệp của bạn khác biệt với những doanh nghiệp khác như ABC, XYZ, … cùng được bày bán. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu ư? Việc này sẽ xây dựng hình ảnh cho công ty bạn.
NHƯNG chính xác thì nhận diện thương hiệu là gì? Thiết kế có vai trò gì? Và làm thế nào để tạo được 1 bộ nhận diện thương hiệu mạnh để đưa doanh nghiệp của bạn phát triển?

VẬY NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU LÀ GÌ?

Có câu: nơi tốt nhất để bắt đầu luôn luôn là điểm xuất phát, vậy thì đầu tiên hãy giải quyết câu hỏi “nhận diện thương hiệu là gì?”
“Nhãn hiệu”, “thương hiệu” hay “nhận diện thương hiệu” là 3 khái niệm hay bị nhầm lẫn.
Thương hiệu: là cái mà cả thế giới nhìn vào đó sẽ thấy công ty.
Xây dựng thương hiệu: bao gồm cả hoạt động marketing để tạo nên 1 nhãn hiệu đặc trưng.
Nhận diện thương hiệu: tập hợp tất cả những yếu tố phác thảo nên hình ảnh doanh nghiệp đối với khách hàng.

Cùng làm rõ hơn nào !!!
Tưởng tượng bạn là một học sinh cấp 3. Thường thì do tâm lý tuổi dậy thì, bạn ắt hẳn luôn muốn “ngầu” và muốn được ngồi ở chỗ “hot” nhất trong căn tin. Nhưng mà bạn không thể ép suy nghĩ rằng “bạn ngầu” vào đầu người khác được. Vì thế, để tạo ra được thương hiệu “bạn ngầu” này, bạn cần phải bỏ chút công sức.
Đầu tiên, bạn phải chắc là mình chọn đúng kênh Youtube để theo dõi, để luôn cập nhật được xu hướng hay thần tượng mới nhất. Bạn có thể thử làm theo xem như nào. Tiếp theo, gây ấn tượng tốt với ông thầy dạy Toán. Những việc này chính là bạn đang cố gắng xây dựng hình ảnh mà bạn muốn. Đây chính là việc xây dựng thương hiệu.
Cuối cùng, bạn cần xem lại bản thân. Để dành tiền, mua đôi Adidas mà ai cũng ao ước. Cắt tóc mới. Cố gắng để được tham gia vào đội bóng rổ của trường.
Những yếu tố hữu hình – đôi giày, tóc mới cắt, thẻ thành viên – đó chính là nhận diện thương hiệu.
Nhận diện thương hiệu là những gì mà khách hàng sẽ lập tức nhận ra đấy là bạn khi họ nhìn vào. Khách hàng sẽ liên kết những nhận diện đó với sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung cấp, và chúng chính là thứ kết nối bạn và khách hàng, xây dựng khách hàng trung thành và quyết định mức độ khách hàng chấp nhận thương hiệu của bạn như thế nào.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ ĐƯỢC MỘT BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU MẠNH

Bạn có muốn nhận diện thương hiệu của bạn mãnh như công ty này ???
Biết mình là ai?
Trước khi tìm hiểu những yếu tố hữu hình để nhận diện thương hiệu, bạn cần phải hiểu rõ thương hiệu của mình là gì.
Thương hiệu của bạn được tạo thành bởi những yếu tố sau:
Tầm nhìn.
Giá trị (niềm tin nào dẫn dắt doanh nghiệp của bạn?)
Tính cách (nếu thương hiệu của bạn là 1 người, vậy thì tính cách của họ là gì?)
Điểm khác biệt ( bạn khác với đối thủ cạnh tranh ở điểm nào?)
Tiếng nói của thương hiệu (nếu thương hiệu là người, thì phong cách giao tiếp của họ như thế nào)
Những yếu tố trên giúp xác định một thương hiệu, nên trước khi bắt đầu xây dựng thương hiệu cần hiểu rõ về mỗi ý trên. Nếu bạn thấy khó để giải thích rõ ràng bạn là ai, đừng tốn công nữa làm gì. Nhưng cũng có những gợi ý để bạn nghĩ thông suốt hơn, giúp làm rõ được bạn là ai?

Tự vấn chính mình:

Lý do bắt đầu việc này?
Bạn tin những giá trị nào sẽ là quan trọng cho công ty?
Bạn có thể làm gì tốt hơn người khác?
Điều gì làm bạn đặc biệt?
Nếu có thể miêu tả về thương hiệu trong 3 từ, đấy sẽ là gì?
3 từ nào mà bạn muốn khách hàng sẽ nói về bạn?

Một khi bạn đã hiểu rõ mình là ai, tiếp theo việc xây dựng bộ nhận dạng sẽ giúp thương hiệu của bạn tiếp cận đến với khách hàng.

2. THIẾT KẾ: NỀN TẢNG CỦA BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

Nếu như đôi giày Adidas xây dựng nên hình ảnh một vận động viên ngôi sao của trường trung học, thì thiết kế chính là những gì sẽ xây dựng hình ảnh của công ty bạn.
Những thiết kế này sẽ quyết định thương hiệu của bạn có được chấp nhận hay không. Bao gồm: logo, đóng gói sản phẩm, thiết kế website, danh thiếp và cả đồng phục nhân viên. Nói một cách khác, thiết kế chuẩn = nhận diện thương hiệu mạnh = xây dựng được hình ảnh của công ty bạn. Vậy làm thế nào để thiết kế chuẩn?

3. LÊN Ý TƯỞNG THIẾT KẾ

Trước khi bắt tay vào tạo ra những thiết kế đầu tiên, bạn cần tìm hiểu lại về cơ bản của nền tảng thiết kế: những viên gạch đầu tiên của bộ nhận diện thương hiệu.

Kiểu chữ:

Kiểu chữ bạn chọn cho phần lớn nội dung bài viết. Có 4 kiểu chữ in chính:
Kiểu chữ Serif: (như Times New Roman hay Garamond): kiểu chữ này có dạng giống mỏ neo (hoặc đối với một vài người có thể gọi là “có chân”) tại chỗ kết thúc của từng chữ cái. Kiểu chữ cổ điển này rất phù hợp cho ai muốn xây dựng hình tượng đáng tin cậy, truyền thống và có chút hoài cổ.
Kiểu chữ Sans serif: Nếu “serif” có chân, thì “Sans serif” không chân. Kiểu chữ Sans serifs ( Helvetica hoặc Franklin Gothic) có góc ít nhọn hơn và không có những móc nhọn hay “chân” như kiểu serifs. Sans serifs mang lại cảm giác mượt mà, hiện đại hơn.
Kiểu chữ Script: kiểu viết tay. Những kiểu này (như Allura hay Pacifico) được dùng cho các văn bản sang chảnh hoặc nữ tính.
Kiểu chữ Display: một kiểu chữ Display có một nét đặc trưng riêng, có thể là một dạng khác lạ của chữ, viền chữ, bóng hoặc thêm những nét nhấn nhá nghệ thuật/ nét vẽ tay (như kiểu chữ Metallica’s lightening bolt). Nếu muốn tạo một câu đậm nét và muốn người khác không chóng quên? Kiểu chữ display có thể là lựa chọn không tồi.
Việc lựa chọn kiểu chữ có thể nói lên rất nhiều điều về bạn, vì thế hãy chọn một cách khôn ngoan.

Màu sắc:

Con người – tính cả khách hàng tiềm năng của bạn – đều có một sự kết nối về mặt tâm lý với những màu sắc khác nhau, chiến thuật sử dụng màu sắc trên bảng màu của bộ nhận diện thương hiệu sẽ có tác động đáng kể lên độ tiếp nhận của khách hàng.
Dưới đây là phân tích về tác động của 7 màu cầu vồng có thể giúp bạn:
Đỏ: màu sắc của sự đam mê và hứng thú. Đây là sự lựa chọn hoàn hảo cho những thương hiệu muốn thể hiện sự nhiệt huyết, trẻ trung, và đầy hứng khởi
Cam: cũng là một màu sắc đầy năng lượng và mang tính chất thân thiện, hòa đồng. Màu cam được dùng ít hơn đỏ, vì thế bạn có thể khiến mình khác biệt.
Vàng: màu của ánh nắng, và hạnh phúc. Cảm xúc vui vẻ do màu này mang lại là sự lựa chọn hoàn hảo nếu bạn muốn thể hiện niềm vui, ôn hòa và dễ chịu.
Xanh lá cây: đa năng, có thể dùng cho nhiều ý tưởng. Về mặt thẩm mỹ, khi người ta nhìn màu xanh lá, sẽ nghĩ đến hai thứ: tiền hoặc thiên nhiên. Nếu thương hiệu của bạn có liên quan đến một trong hai, thì màu xanh là lựa chọn đáng xem xét.
Xanh dương: được thừa nhận là màu thu hút nhất trong dãy quang phổ, xanh dương có thể giúp xây dựng thương hiệu ổn định và đáng tin cậy hơn, vì thế nếu bạn tìm kiếm màu sắc thu hút được số đông, và khiến họ tin vào bạn – hãy chọn xanh dương.
Tím: màu của sự quí phái, cho nên nếu bạn muốn cảm xúc xa hoa thì đây là lựa chọn an toàn.
Hồng: màu của sự nữ tính. Nếu đối tượng khách hàng là phụ nữ, màu hồng chắc hẳn lựa chọn khôn ngoan. Đây cũng là màu phù hợp cho sự mềm mại và sang trọng.
Nâu: Màu nâu có lẽ là màu được dùng ít nhất trong xây dựng thương hiệu, nhưng nó có thể mang lại lợi ích đấy. Bất cứ khi nào bạn làm điều gì khác thường, nó sẽ giúp bạn khác biệt. Màu nâu cũng giúp người khác nhìn thương hiệu của bạn rắn rỏi hay nam tính.
Đen: Hiện đại hay phức tạp, đây là thuộc tính quen thuộc và hiệu quả của màu đen.

Hình thức/ Hình dạng:

Khi đi đến ý tưởng thiết kế, bạn sẽ luôn nghĩ về hình dạng và hình thức. Nhân tố ẩn nhưng hiệu quả này được dùng để tăng cường phản ứng mong muốn từ khách hàng: ví dụ, một logo có hình tròn và các góc mềm mại sẽ có tác động rất khác một logo dạng vuông và góc cạnh.
Sau đây là những hình dạng khác nhau có thể tạo hình cho thương hiệu:

  • Dạng tròn: – bao gồm hình tròn, o-van, và elip – mang lại cảm giác ấm áp và thoải mái. Những thương hiệu dùng dạng tròn có thể tạo ra cảm giác thuộc về cộng đồng, hợp nhất và tình yêu. Những góc tròn, mềm mại còn được nhìn như một yếu tố nữ tính.
  • Dạng góc thẳng, nét – như hình vuông, tam giác hay hình chữ nhật – gợi đến sức mạnh và hiệu quả. Những đường kẻ hợp lý có thể mang đến cảm giác ổn định và sự tin tưởng, nhưng bạn nên cẩn thận chỗ này: nếu hình dạng sắc cạnh không cân bằng với màu sắc, nó có thể tác động ngược lên cá nhân khách hàng và làm mất kết nối.
  • Đường kẻ thẳng: cũng có hàm ý riêng: đường thẳng đứng mang hình ảnh nam tính và sức mạnh trong khi đường ngang mang đến sự yên tĩnh và cảm giác dễ chịu.

==> Bạn nên đọc thêm bài 7 phong cách thiết kế logo cơ bản của các doanh nghiệp hiện đại

THIẾT KẾ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU:

Một khi bạn lên được ý tưởng cơ bản cho thiết kế của mình, đã đến lúc biến nó thành hiện thực và chuyển tải ý tưởng “Bạn là ai” vào những hình ảnh mà bạn dùng để marketing. Tùy thuộc vào bản chất của doanh nghiệp, bạn sẽ chú trọng vào hình thức marketing nào nhiều hơn. Ví dụ, một nhà hàng nên tập trung vào hình ảnh menu và không gian. Một “digital marketing agency” thì nên tập trung vào website và những trang mạng xã hội.
Những công cụ của bộ nhận diện thương hiệu gồm có:

Logo là viên gạch đầu tiên trong bộ nhận diện thương hiệu. Khi tiến hành thiết kế logo, bạn sẽ muốn logo của bạn luôn bám chắc những mục tiêu sau:
Đưa ra thông điệp rõ ràng rằng: bạn là ai và giá trị của bạn là gì.
Có thu hút ánh nhìn hay không: đơn giản, rõ ràng và thông suốt.
Có đặc sắc, không theo phong trào: bạn chắc không hề muốn logo của mình sẽ bị lỗi thời trong vòng 6 tháng sau.
Nên theo đúng tiêu chuẩn trong ngành hoạt động của mình (nếu có), và nếu muốn khác biệt thì nên thận trọng.
Tạo ra một tác động lâu dài lên khách hàng.
Bạn cũng nên cần người thiết kế cho mình cung cấp những mẫu mã khác nhau (như bản trắng, hoặc đen hay nhiều kích cỡ) để chắc chắn rằng bạn luôn có mẫu logo mình cần.

Website

Website của bạn chính là một yếu tố tiêu biểu của bộ nhận diện thương hiệu. Đặc biết khi bạn kinh doanh online hay sản phẩm số, khách hàng chắc chắn sẽ kiểm tra website trước khi muốn hợp tác với bạn. Website chính là nơi bạn nên đặt tâm huyết vào.
Đóng gói sản phẩm
Nếu sản phẩm của bạn là hữu hình, thì khâu đóng gói lại là nhân tố chính thu hút khách hàng. Đó có thể là một lọ đựng thức uống ủ lạnh, hay một email bạn gửi khách hàng đã mua sản phẩm của bạn, đừng đánh giá thấp giá trị của mẫu mã đẹp trong việc tăng cường trải nghiệm cho khách hàng – và đồng thời tăng tính trung thành, hay mua tiếp lần sau.

Danh thiếp

Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực phát triển kinh doanh (mà hầu như ai cũng vậy), bạn muốn đưa hết thông tin cần thiết lên danh thiếp. Một danh thiếp được thiết kế tốt sẽ góp phần củng cố vị trí của bạn trong con mắt của những khách hàng tiềm năng. Và một khi nói đến thiết kế danh thiệp, đơn giản vẫn là tiêu chí đầu tiên: hình ảnh logo ở một mặt, và những nội dung chính về bạn ở mặt còn lại là hợp lý nhất.

Thiết kế email

Email là một phương pháp hữu hiệu để tương tác với khách hàng và thúc đẩy việc kinh doanh. Nhưng hầu hết mọi người đều trong tình trạng hộp thư bị quá tải, nên nếu bạn muốn marketing qua email hiệu quả thì bạn cần phải có một chiến lược thiết kế email marketing để email của bạn khác với mớ hỗn độn còn lại. Hãy nghĩ về mục đích của email này.
Có phải bạn đang muốn tạo ra sự kết nối với khách hàng? Vậy thì hãy để email ngắn gọn, đơn giản và thân thiện.
Có phải bạn đang muốn thay đổi suy nghĩ của khách hàng? Vậy thì hãy để định dạng email dễ đọc, dễ lướt qua để thấy hết được nội dung bạn muốn chuyển tải đồng thời một vài hình ảnh bắt mắt.
Có phải bạn đang muốn giới thiệu với khách hàng về thương hiệu thời trang mới của bạn? Hãy để email đó gồm một vài hình ảnh ấn tượng về sản phẩm mà bạn tập trung vào.

HƯỚNG DẪN PHONG CÁCH THƯƠNG HIỆU

Một khi bạn đã có bộ sản phẩm thiết kế, cần tạo một hướng dẫn phong cách thương hiệu để đảm bảo chúng được sử dụng đúng mục đích. Tập tài liệu này nên hướng dẫn khi nào và sử dụng như thế nào, cũng như những điều nên và không nên làm cho thương hiệu – để đảm bảo những thiết kế trong tương lai sẽ tương thích với bộ nhận diện thương hiệu hiện tại.

TÓM LẠI

Bộ nhận diện thương hiệu giúp bạn khác biệt với vô vàn đối thủ cạnh tranh và cho khách hàng thấy bạn là ai, họ nhận được gì khi hợp tác với bạn. Và nếu bạn muốn thương hiệu của mình được tiếp nhận theo hướng tích cực, thì điều quan trọng là bạn phải thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuẩn, mô tả đúng bạn là ai với khách hàng.

quan hệ công chúngngười ảnh hưởng