Cách Submit URL lên Google nhanh chóng, hiệu quả 

Khi một trang web mới ra mắt hoặc có thay đổi nội dung quan trọng, việc để Google phát hiện và lập chỉ mục trang là điều cần thiết. Tuy nhiên, không phải lúc nào Google cũng tự động nhận diện ngay lập tức. Lúc này, Submit URL lên Google là giải pháp hữu ích, giúp quá trình lập chỉ mục diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn. Vậy submit URL là gì? Và phải thực hiện như nào cho nhanh chóng và hiệu quả? Hãy cùng DIMI Digital tìm hiểu qua bài viết dưới đây. 

Submit URL là gì?

Khái niệm 

Submit URL là thao tác gửi liên kết của một website tới Google để công cụ này thu thập và lập chỉ mục (index) nội dung đó càng sớm càng tốt. Đây là một trong những cách chủ động giúp website được Google nhận diện và đưa vào hệ thống tìm kiếm. 

Cách hoạt động 

Về mặt kỹ thuật, Google sử dụng các trình thu thập dữ liệu (Googlebot) để tự động quét các trang web trên Internet. Tuy nhiên, không phải lúc nào bot cũng phát hiện ra ngay nội dung mới hoặc nội dung đã thay đổi, đặc biệt là đối với những website mới. Đó là lý do tại sao việc chủ động submit URL trở nên quan trọng trong chiến lược SEO.

Khi nào cần submit URL lên Google? 

Việc gửi URL tới Google nên được thực hiện khi:

  • Xuất bản một bài viết mới: Nếu nội dung đó mang tính thời sự, độc quyền hoặc nhắm tới từ khóa cạnh tranh, việc được index sớm có thể giúp website giành được vị trí tốt trên kết quả tìm kiếm.
  • Cập nhật nội dung quan trọng: Ví dụ, bạn thay đổi tiêu đề, mô tả, bổ sung thông tin mới hoặc cải thiện chất lượng bài viết cũ. Việc submit lại URL giúp Google hiểu rằng nội dung đã thay đổi và cần được đánh giá lại.
  • Chạy một website mới: Website mới thường chưa có backlink, chưa được Google biết tới nên việc submit URL là bước đi đầu tiên để được xuất hiện trên Google.

Các cách giúp URL được Google index nhanh chóng

Cách giúp Google index nhanh URL

Dưới đây là những phương pháp phổ biến, hiệu quả và được Google khuyến nghị để submit URL:

Sử dụng Google Search Console (GSC) 

Các bước thực hiện:

  • Truy cập vào Google Search Console và chọn property tương ứng với website của bạn.
  • Dán URL bạn muốn index vào thanh tìm kiếm phía trên cùng.
  • Nhấn “Enter”, sau đó click vào nút “Yêu cầu lập chỉ mục”.
  • Chờ trong vài phút để Googlebot xác minh URL và đưa vào hàng đợi thu thập dữ liệu.

Việc sử dụng GSC không chỉ giúp bạn yêu cầu lập chỉ mục, mà còn cung cấp thông tin về tình trạng hiện tại của URL: đã index hay chưa, có lỗi gì không, nội dung có đáp ứng được trải nghiệm người dùng trên thiết bị di động không,.. 

Lưu ý: Dù bạn có thể submit nhiều URL, nhưng Google vẫn giới hạn số lần gửi trong một khoảng thời gian nhất định. Vậy nên hãy ưu tiên những URL quan trọng, có nội dung mới. 

Khai báo URL qua Sitemap XML

Sitemap là tệp tin chứa danh sách các URL có thể được thu thập dữ liệu trên website của bạn. Khi bạn đã có một sitemap chuẩn (thường ở dạng sitemap.xml), bạn có thể submit tệp này lên Google qua Google Search Console.

Cách thực hiện:

  • Truy cập GSC → chọn mục “Sơ đồ trang web” (Sitemaps).
  • Nhập đường dẫn đến sitemap (ví dụ: https://example.com/sitemap.xml) → Nhấn “Gửi”.

Một khi sitemap đã được gửi thành công, Google sẽ tự động quét và cập nhật các URL trong đó. Nếu bạn thường xuyên xuất bản nội dung mới, hãy đảm bảo sitemap luôn được cập nhật để tiết kiệm thời gian submit thủ công.

Tạo liên kết nội bộ (internal links)

Googlebot hoạt động thông qua các liên kết. Vì vậy, khi bạn muốn một URL được index nhanh chóng, hãy tạo liên kết nội bộ từ các trang khác trong website của bạn, đặc biệt là những trang có lượng truy cập cao hoặc đã được Google index từ trước.

Ví dụ, khi xuất bản một bài viết mới, bạn có thể chèn liên kết đến bài viết này từ một bài viết cũ có chủ đề liên quan. Điều này không chỉ hỗ trợ index nhanh mà còn cải thiện cấu trúc liên kết nội bộ. 

Chia sẻ URL trên mạng xã hội

Mạng xã hội không chỉ giúp tăng lượt truy cập, mà còn gián tiếp hỗ trợ Googlebot phát hiện nội dung mới thông qua các tín hiệu xã hội hoặc backlink được tạo ra khi người dùng chia sẻ lại.

Bạn có thể chia sẻ URL mới trên: Facebook, X, LinkedIn, Reddit hoặc các cộng đồng chuyên ngành (forum, group liên quan)

Tạo backlink chất lượng

Dù đây không phải là phương pháp submit trực tiếp, nhưng nếu URL của bạn xuất hiện trên các trang web uy tín với backlink trỏ về, khả năng được Google index sẽ tăng lên đáng kể.  Bạn có thể:

  • Viết guest post trên blog liên quan đến ngành.
  • Đăng bài lên các diễn đàn chuyên môn, có chèn liên kết.
  • Tận dụng các trang social bookmarking hoặc hồ sơ doanh nghiệp (business listing).

Những lưu ý khi submit URL

Mặc dù submit URL là thao tác đơn giản, nhưng để thực sự hiệu quả và tránh những sai lầm có thể ảnh hưởng đến quá trình index, bạn cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:

Không lạm dụng chức năng “Yêu cầu lập chỉ mục”

Google cung cấp tùy chọn “Yêu cầu lập chỉ mục” như một công cụ hỗ trợ, không phải là “đường tắt” để ép buộc Google index nội dung ngay lập tức. Nếu bạn liên tục submit hàng loạt URL trong thời gian ngắn hoặc lặp lại nhiều lần với cùng một URL, hệ thống có thể xem đó hành vi spam và giới hạn khả năng submit của bạn. 

Đảm bảo nội dung có giá trị trước khi submit

Một URL mới chỉ nên được gửi tới Google khi nó chứa nội dung chất lượng, nghĩa là:

  • Có nội dung độc đáo, không sao chép.
  • Có cấu trúc rõ ràng, dễ đọc cho người dùng và bot.
  • Tối ưu tiêu đề, mô tả, heading và internal link.

Theo dõi trạng thái index sau khi submit

Việc submit URL không đảm bảo rằng trang sẽ được index ngay lập tức, thậm chí có thể không được index nếu không đủ tiêu chuẩn chất lượng. Vì vậy, bạn nên thường xuyên kiểm tra trạng thái lập chỉ mục trong Google Search Console.

Với công cụ GSC, bạn có thể:

  • Xem URL đã được index chưa.
  • Kiểm tra có lỗi nào trong quá trình crawl không.
  • Xác minh Googlebot đã nhìn thấy nội dung mới hay chưa.

Tối ưu tốc độ tải trang và khả năng truy cập

Ngay cả khi bạn đã submit URL, Googlebot vẫn có thể trì hoãn việc thu thập dữ liệu nếu trang web tải chậm, có lỗi hoặc không thân thiện với thiết bị di động. Những yếu tố kỹ thuật này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng lập chỉ mục.

Một số yếu tố kỹ thuật cần đảm bảo trước khi submit:

  • Trang không trả lỗi 4xx/5xx.
  • Có thể truy cập mà không cần đăng nhập.
  • Tối ưu Core Web Vitals.

Kết luận 

Chủ động trong việc đưa nội dung lên Google sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, nắm bắt được cơ hội tiếp cận người dùng nhanh hơn, đặc biệt là trong những thời điểm ra mắt sản phẩm mới, cập nhật tin tức hoặc tối ưu lại các bài viết cũ. Hãy áp dụng linh hoạt các phương pháp trên, đồng thời duy trì chất lượng nội dung vì cuối cùng, Google luôn ưu tiên trải nghiệm người dùng và nội dung giá trị.

ChatCall
LCP là gì