Tìm kiếm người ảnh hưởng cho chiến dịch marketing: 3 nguyên tắc cơ bản

Sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông và mạng xã hội đã tạo ra nhiều hiệu ứng thú vị. Một trong số đó là những influencer – người ảnh hưởng. Influencer là người có lượng followers lớn, sử dụng một hoặc nhiều nền tảng mạng xã hội như facebook, instagram… để lan truyền thông tin đến mọi người, có kiến thức về một lĩnh vực cụ thể hoặc có khả năng thuyết phục một đối tượng audience nhất định. Trong marketing, doanh nghiệp thường tìm cách hợp tác với những influencer để gia tăng cơ hội quảng bá sản phẩm thông qua mức độ ảnh hưởng của họ.

Không có quy luật cụ thể nào cho việc lựa chọn người ảnh hưởng. Bạn có thể thuê một người nổi tiếng theo kiểu truyển thống, hoặc một hiện tượng mạng để PR cho sản phẩm của mình, miễn là người đó có sự “giao tiếp” tốt với khách hàng và sẻ chia được những giá trị mà doanh nghiệp của bạn muốn gửi gắm.

Dưới đây là 3 câu hỏi tham khảo dành cho bạn khi tìm kiếm người ảnh hưởng:

Sức hút của người ảnh hưởng đối với khách hàng như thế nào?

người ảnh hưởng

Sản phẩm của bạn sẽ không bao giờ thành công nếu không xác định được khách hàng mục tiêu. Đối với chiến lược quảng cáo triển khai trên các kênh media truyền thống như radio hay TV, khách hàng mục tiêu thường được phân chia theo độ tuổi. Đây cũng là một cơ sở cho bạn để lựa chọn người ảnh hưởng để quảng bá cho sản phẩm.

Quan trọng hơn cả, người ảnh hưởng nhất định phải có sức hút đối với nhóm khách hàng bạn đặt làm mục tiêu! Nghe có vẻ đơn giản, nhưng đã có không ít những quảng cáo lên sóng truyền hình mà người xem lắc đầu tự hỏi tại sao lại chọn “anh này, chị nọ” vào một vai diễn hoàn toàn không phù hợp như vậy. Thực tế, một nghệ sĩ ưu tú sẽ phù hợp làm người đại diện quảng bá sản phẩm dành cho nhóm khách hàng U50 hơn là một ngôi sao nhạc pop mới nổi. Đó là nguyên tắc đầu tiên cho việc chọn người ảnh hưởng mà người làm marketing cần phải lưu tâm.

 “Fan” của người ảnh hưởng có chung “sở thích” với khách hàng mục tiêu của bạn không?

Bước tiếp theo của việc xác định khách hàng mục tiêu là nghiên cứu để tìm ra điểm tương đồng giữa những “followers” của người ảnh hưởng và nhóm khách hàng mục tiêu bạn vạch ra, bên cạnh những tiêu chí thông thường như giới tính, tuổi tác,..

Phương pháp phổ biến là khảo sát thông tin trên mạng xã hội để tìm hiểu về những chủ đề mà hai nhóm đối tượng trên quan tâm. Sau đó, so sánh những thông tin này với nhau để tìm ra điểm tương đồng. Nếu sở thích của bên này một đằng, bên kia một nẻo, ví dụ như bên này thích du lịch, ăn uống, phim ảnh, rượu, bên kia lại thích bia, bóng đá, làm vườn, nấu nướng…thì có lẽ bạn cần suy nghĩ lại.

Sự tương đồng về sở thích là cơ sở quan trọng tạo nên sự hòa hợp giữa người ảnh hưởng và khách hàng của bạn. Thông qua những giao tiếp tự nhiên khi nói về những mối quan tâm trong cuộc sống, tương tác giữa người ảnh hưởng và khách hàng sẽ được thiết lập và phát triển. Đó chính là thành công bước đầu của bạn!

Người ảnh hưởng có yêu thích nhãn hàng của bạn không?

Nghệ thuật của việc tìm kiếm người ảnh hưởng chính là tìm được một người thực sự yêu thích nhãn hàng bạn. Ví dụ nếu bạn kinh doanh quần áo nam, hãy lựa chọn một nhân vật nổi tiếng đã từng mặc sản phẩm của bạn, nói cách khác, họ là fan của nhãn hàng bạn một cách vô điều kiện.

Điều này sẽ giúp cho thông điệp thương hiệu của bạn trở nên “thật: hơn. Nên nhớ rằng mạng xã hội rất tinh vi, và người dùng mạng xã hội cũng “thần thông” không kém. Nếu một chiến dịch được triển khai thiếu sự “chân thật”, chiến dịch đó sẽ có nhiều nguy cơ bị thất bại. Chính vì thế, tìm kiếm một người ảnh hưởng đồng thời là fan của nhãn hàng bạn đang PR đem lại cơ hội tiếp cận khách hàng mục tiêu rất lớn.

Tất nhiên, không phải người ảnh hưởng hoàn hảo nào cũng đáp ứng đủ 3 tiêu chuẩn như trên. Marketing không có trắng hẳn hay đen hẳn, mà là sự kết hợp giữa những tông màu xám. Điều quan trọng mà mỗi marketer cần nhớ là cần vận dụng hiệu quả của những nghiên cứu từ mạng xã hội, đặt ra những câu hỏi hợp lý để tìm ra người ảnh hưởng phù hợp nhất làm đại diện cho nhãn hàng của mình.

ChatCall
xây dựng chiến lược nhận diện thương hiệu cho websitr