Sinh ra từ năm 1997 đến 2012, Gen Z là thế hệ đầu tiên lớn lên cùng với Internet, mạng xã hội và điện thoại thông minh. Và với tư cách là thế hệ lớn nhất trong lịch sử, Gen Z nhanh chóng trở thành một lực lượng hùng mạnh trong nền kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, khi nói đến việc tiếp thị cho thế hệ này, đặc biệt là ở cấp độ địa phương, các quy tắc cũ về tiếp thị kỹ thuật số dường như đã không còn hiệu quả. Gen Z đã có góc nhìn khác đối với việc tiêu dùng trực tuyến, đặc biệt là sau đại dịch. Vì vậy, để tiếp cận được nhóm đối tượng này, các nhà tiếp thị cần hiểu điều gì thúc đẩy họ cũng như tìm câu trả lời cho câu hỏi “Gen Z đang sử dụng mạng xã hội như thế nào?”
Gen Z – Họ là ai?
Gen Z là một thế hệ đặc biệt so với các thế hệ khác, không chỉ vì cấu trúc xã hội mà còn vì thói quen chi tiêu của họ. Theo báo cáo năm 2021 của Bloomberg, gen Z có tổng thu nhập khả dụng khoảng 360 tỷ USD. Họ tiết kiệm nhiều hơn và kiên quyết không mua hàng từ những công ty không thể hiện được giá trị của họ.
Ngoài ra, theo Credit Karma, gần 1/3 Gen Z của Mỹ trong độ tuổi từ 18 đến 25 sống cùng với cha mẹ hoặc những người thân khác. Điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ chi trả ít hơn cho tiền thuê nhà, chi phí điện, nước,…
Và, phương tiện truyền thông xã hội là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của nhóm đối tượng này.
Một cuộc khảo sát năm 2022 của Morning Consult cho thấy 54% Gen Z cho biết họ dành ít nhất bốn giờ mỗi ngày trên mạng xã hội, còn 38% khác thậm chí còn dành nhiều thời gian hơn thế. Các nền tảng xã hội mà họ sử dụng nhiều nhất là YouTube, Instagram, TikTok và Snapchat.
Hơn nữa, dữ liệu từ Statista vào năm 2022 cho thấy gần 80% Gen Z và thế hệ Millennials mua những món mà họ nhìn thấy trên mạng xã hội.
Gen Z đã quen với sự tiện lợi của việc mua sắm trực tuyến. Tuy nhiên, họ lại đánh giá cao những trải nghiệm thực tế cũng như sự tiện lợi khi nhận hàng trong ngày. Một nghiên cứu của Deloitte vào năm 2023 cũng cho thấy tỷ lệ phân chia 50/50 giữa Gen Z và thế hệ Millennials. Giữa những người xem việc mua sắm online là sự thay thế hoàn hảo cho việc ghé cửa hàng và những người yêu thích trải nghiệm trực tiếp tại cửa hàng.
Điều này cho thấy rằng cách tiếp cận đa kênh đối với trải nghiệm khách hàng là phù hợp nhất với Gen Z. Tuy nhiên, một câu hỏi hóc búa khác được đặt ra rằng:
“Chúng ta biết Gen Z đang dành thời gian ở đâu và làm thế nào để tiếp cận họ, nhưng chúng ta phải làm sao để kết nối với nhóm đối tượng này một cách hiệu quả?”.
Gen Z đang sử dụng mạng xã hội như thế nào?
Những năm 2010, khái niệm “người có ảnh hưởng” truyền thống gần như thống trị. Người có ảnh hưởng (influencer) sử dụng thương hiệu cá nhân của mình trong một lĩnh vực cụ thể để bán sản phẩm cho những người theo dõi họ.
Nhưng với Gen Z, thời hoàng kim đó đã qua. Khi họ trở nên hiểu biết hơn, thì tính gần gũi và độc đáo mới là yếu tố được họ quan tâm hơn cả.
Là một thương hiệu, việc khuyến khích, tương tác và xây dựng nền tảng cho loại nội dung được tạo ra vì người dùng – nơi mà sản phẩm của bạn có thể không phải là “ngôi sao chính” trong kịch bản mà chỉ là một chi tiết nhỏ trong câu chuyện lớn. Điều này có thể sẽ rất hiệu quả với Gen Z.
Những điều cần làm để thu hút Gen Z trên mạng xã hội
Thương hiệu cần có cá tính riêng, độc đáo
Bên cạnh việc thuê những người sáng tạo nội dung có lượng người theo dõi riêng, thì thương hiệu cũng ngày càng xuất hiện như những người có ảnh hưởng theo cách riêng của mình. Một số thương hiệu làm điều này bằng cách mời người sáng tạo nội dung nổi tiếng làm đại diện cho thương hiệu của họ trên mạng xã hội.
Những thương hiệu khác sử dụng nhân vật hoặc nhân viên của họ trở thành gương mặt đại diện cho thương hiệu trên nền tảng mạng xã hội. Ứng dụng học ngôn ngữ – Duolingo, đã thu hút được hơn 6,5 triệu người theo dõi trên TikTok khi sáng tạo các video có linh vật của họ – con cú Duolingo (và hầu hết các video này không liên quan gì đến việc học ngôn ngữ).
Một ví dụ khác là thương hiệu túi, Baboon to the Moon, tận dụng những thành viên trong nhóm Gen Z của mình để tạo nội dung giới thiệu sản phẩm một cách nổi bật.
>>> Đọc thêm bài viết “Kỹ thuật viết content Facebook thu hút nhiều người xem”
Tập trung vào tương tác thay vì lượng người theo dõi
Gen Z ít trung thành hơn với thương hiệu so với những thế hệ trước. Vì vậy, việc để mắt đến mức độ tương tác và khả năng hiển thị của từng bài đăng có thể là chỉ số đo lường tốt hơn so với số lượng người theo dõi.
Cung cấp địa điểm, ưu đãi hoặc các sự kiện của doanh nghiệp bạn có thể khuyến khích tương tác nhiều hơn.
Bắt Trend để tạo nên lợi thế cạnh tranh
Tạo nội dung Viral đã trở nên dễ hơn nhưng cũng khó bền vững hơn bao giờ hết. Các thương hiệu nổi tiếng chi rất nhiều tiền cho việc tạo nội dung truyền thông xã hội chất lượng cao, có thể thu được lượng tiếp cận và tương tác lớn. Trong khi các thương hiệu khác thu hút hàng triệu lượt xem và tương tác bằng cách sử dụng mẫu CapCut thịnh hành
Bắt kịp các xu hướng hiện tại và hành động nhanh chóng trên các nền tảng như TikTok, Facebook Reels và YouTube Shorts có thể mang lại lợi ích lớn trong việc thu hút sự chú ý và liên kết tích cực với thương hiệu.
Tối ưu hóa Google Business Profile
Trải nghiệm của gen Z có thể bắt đầu bằng việc mở một tab mới trên máy tính hoặc chuyển ứng dụng trên ảnh của họ để tìm kiếm thương hiệu của bạn – và rất có khả năng họ đang chuyển sang Google để làm điều đó. Trong một nghiên cứu năm 2022 về hành vi tìm kiếm của người tiêu dùng:
- 47% Gen Z cho biết họ thường xuyên sử dụng Google Search và Google Maps để tìm thông tin về các doanh nghiệp trong khu vực của họ.
- 65% thông tin được tìm kiếm thường xuyên nhất trên danh sách doanh nghiệp địa phương là địa chỉ/chỉ đường của doanh nghiệp – tiếp theo là đánh giá (56%), giờ hoạt động (54%) và trang web (54%).
- 68% Gen Z thực hiện tìm kiếm trực tuyến vài lần mỗi ngày.
Và, để chuyển đổi đối tượng này thành khách hàng của doanh nghiệp thì Google Business Profile (GBP) chính là chìa khóa. GBP của bạn phải được tối ưu hóa cho thiết bị di động và liên tục được cập nhật. Giờ hoạt động và địa chỉ chính xác của doanh nghiệp cùng với chỉ đường GPS, cũng như các điểm nổi bật khác của doanh nghiệp.
Tóm lại, tiếp thị truyền thông xã hội cho Gen Z đòi hỏi sự cân bằng giữa khả năng thích ứng của phương tiện truyền thông và tính nhất quán trong tiếng nói thương hiệu để thu hút họ tương tác. Tối ưu hóa nền tảng mạng xã hội và trải nghiệm sẽ giúp thương hiệu có thêm lợi thế để chuyển đổi Gen Z thành khách hàng tiềm năng.
Nguồn tham khảo: https://www.searchenginejournal.com