Một trong những yếu tố quan trọng giúp tăng điểm SEO trên các công cụ tìm kiếm chính là cải thiện tốc độ website. Thử nghĩ mà xem, bạn đang gấp rút tìm kiếm thông tin, nhưng truy cập vào một trang web có tốc độ tải quá chậm thì bạn có đủ kiên nhẫn để chờ không? Hay bạn sẽ nhanh chóng thoát ra và không bao giờ quay trở lại nữa?
Những người dùng khác cũng vậy. Nếu website của bạn mất quá nhiều thời gian để tải, họ sẽ tìm đến những trang web khác. Vậy làm thế nào để cải thiện tốc độ website? Cùng đọc bài viết dưới đây để xem DIMI Digital gợi ý cho bạn 7 cách nào để cải thiện nhé!
Bắt đầu với Google Search Console để cải thiện tốc độ website
Bạn băn khoăn không biết liệu tối ưu hóa Core Web Vitals (*) có
Search Console hiển thị dữ liệu mà Google thu thập từ người dùng thực trong Chrome và đây cũng là dữ liệu được sử dụng như một yếu tố để xếp hạng. Báo cáo trải nghiệm trang trong Google Search Console sẽ giúp bạn biết chính xác URL của bài viết nào cần được tối ưu hóa để cải thiện tốc độ website.
(*) Core Web Vitals là những chỉ số được đo lường bởi Chrome UX Report và Google Search Console nhằm đánh giá hiệu suất website cũng như xếp hạng SEO.
Chạy thử nghiệm tốc độ trang web
Dữ liệu người dùng thực của Google sẽ cho bạn biết tốc độ trang web của mình. Tuy nhiên, nó sẽ không cung cấp phân tích cụ thể để giải thích cho việc tại sao tốc độ load website của bạn lại chậm.
Bạn có thể sử dụng Free Website Speed Test để kiểm tra trang web của mình. Đơn giản chỉ cần nhập URL của trang muốn kiểm tra, bạn sẽ nhận được báo cáo hiệu suất chi tiết của website cũng như các đề xuất về cách tối ưu hóa trang web.
Tối ưu hóa hình ảnh
Đây là yếu tố quan trọng khi muốn tăng tốc độ của trang web cũng như trải nghiệm của người dùng. Có 3 điều bạn cần tập trung khi tối ưu hóa hình ảnh, gồm: kích thước, format và src attributes.
Những hình ảnh có kích thước quá lớn hoặc có quá nhiều hình ảnh trên website sẽ mất nhiều thời gian để tải. Do đó, bạn cần đảm bảo rằng hình ảnh không lớn hơn mức cần thiết và có định dạng đúng (jpeg hoặc png).
Theo nguyên tắc chung, định dạng PNG sẽ tốt hơn cho các hình ảnh đồ họa, còn định dạng JPEG sẽ tốt cho ảnh. Các định dạng hình ảnh mới như WebP đang dần trở nên phổ biến, nhưng hãy lưu ý rằng các trình duyệt như Internet Explorer cũng như các phiên bản cũ hơn của Firefox, Sarafi và Edge sẽ không hỗ trợ chúng.
Vậy làm thế nào để giảm kích thước nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của hình ảnh?
Các mẹo dưới đây sẽ giúp bạn tối ưu hóa hình ảnh để cải thiện tốc độ tải trang web của mình.
Nén tệp: Trước khi tải bất kỳ hình ảnh nào lên website, hãy đảm bảo nén chúng bằng các công cụ như TinyPNG. Các công cụ này sẽ giúp bạn giảm kích thước của hình ảnh nhưng không làm giảm chất lượng.
Sử dụng lazy-load: Với lazy-load, bất kỳ hình ảnh nào không thể hiển thị ngay trên trang đều sẽ được tải vào thời điểm sau đó. Và, bạn có thể sử dụng kỹ thuật này bằng cách tải các plugin có sẵn như Lazy – Loading trên WordPress.
Sử dụng CSS Sprites: Với CSS Sprites, bạn có thể kết hợp các hình ảnh được sử dụng thường xuyên và tạo một mã CSS để tải tất cả chúng cùng một lúc. Điều này sẽ cải thiện tốc độ trang web. Thay vì phải tải xuống lần lượt từng hình ảnh một, thì chúng sẽ được gom lại và tải xuống một lần.
Sử dụng Content Delivery Network (CDN) để cải thiện tốc độ website
CDN (Mạng phân phối nội dung) là mạng lưới máy chủ được phân phối theo địa lý, cho phép truy cập vào nội dung của trang web bất kể vị trí của người dùng.
Tốc độ tải của website chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi vị trí của người dùng. Đối với những người dùng ở xa máy chủ của bạn, sẽ tốn nhiều thời gian để tải trang web hơn. Với CDN, traffic (lưu lượng truy cập) sẽ được phân phối giữa nhiều máy chủ giúp người dùng tiếp cận thông tin nhanh nhất có thể. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những tổ chức có lượng truy cập từ nhiều nơi trên thế giới.
Sửa chữa lỗi 404
Lỗi 404, hay “Không tìm thấy trang”, được các công cụ tìm kiếm sử dụng để thông báo cho người dùng rằng một danh mục trên trang web hoặc toàn bộ trang web họ đang tìm kiếm không còn tồn tại.
Lỗi 404 không chỉ gây khó chịu cho người dùng mà còn gây ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất của trang web.
Vậy làm cách nào để khắc phục?
Để khắc phục việc tải chậm của các danh mục trên trang web, hãy sử dụng các công cụ phát hiện lỗi, như Google Search Console hoặc Ahrefs’ Site Audit. Những công cụ này sẽ giúp bạn nhanh chóng phát hiện tất cả các lỗi liên quan đến trang web của mình.
Nếu trang web bị lỗi 404 có nhiều backlink bên ngoài, hãy cân nhắc đến việc đặt redirect 301. Redirect 301 là mã trạng thái phản hồi, dùng để thông báo URL của một website đã được chuyển hướng vĩnh viễn sang một URL mới. Các công cụ tìm kiếm sẽ lập chỉ mục URL mới, trong khi các backlink cũ sẽ được thêm vào xếp hạng của URL mới.
Giảm việc chuyển hướng để cải thiện tốc độ website
Trang web chuyển hướng người dùng truy cập tới một URL khác với URL họ yêu cầu sẽ tạo ra các yêu cầu HTTP bổ sung. Điều này sẽ tốn thêm thời gian để xử lý. Mặc dù, việc loại bỏ tất cả các chuyển hướng là không khả thi. Nhưng, để duy trì tốc độ trang web của bạn, hãy xem xét chỉ giữ lại những trang cần thiết.
Ngoài ra, bạn cũng nên sử dụng các liên kết trực tiếp khi chuyển hướng cho các danh mục trên website. Điều này sẽ giảm thiểu chuỗi chuyển hướng và nâng cao hiệu suất của toàn bộ trang web của bạn.
Giảm thiểu CSS, JavaScript và HTML
Giảm thiểu ở đây có nghĩa là tối ưu hóa bộ code bằng cách loại bỏ khoảng trắng, ngắt dòng, nhận xét, v.v. không cần thiết. Kết quả là một phiên bản tệp “ngắn hơn” yêu cầu ít byte hơn để tải xuống.
Điều này đặc biệt hữu ích đối với những ai xây dựng website bằng WordPress vì những công cụ xây dựng trang web thỉnh thoảng có thể tạo code lộn xộn, khiến tốc độ tải trang web bị ảnh hưởng.
>>> Đọc thêm bài viết “Hướng dẫn tạo website bằng WordPress cho người mới bắt đầu”
Những công cụ dưới đây sẽ giúp bạn:
- HTMLMinifier – tối ưu hóa các tệp HTML
- CSSNano – tối ưu hóa các tệp CSS
- UglifyJS – tối ưu hóa các tệp JavaScript
Giảm Third-Party Script để cải thiện tốc độ website
Third-party script là bất kỳ tập lệnh bên ngoài nào được nhúng vào trang web của bạn thông qua bộ code của bên thứ ba. Ví dụ như video Youtube hoặc chatbot được nhúng vào trang web.
Các Third-party script sẽ làm tăng thêm thời gian tải cho trang web. Vì vậy, bạn cần xem xét và chỉ giữ lại những cái thực sự quan trọng. Hãy tự hỏi bạn có thực sự cần chức năng chatbot trên tất cả các trang danh mục của mình không? Hay chỉ cần trên trang chủ là đủ?
Tóm lại, tốc độ load web ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm của người dùng, cũng như hiệu quả của tổ chức. DIMI Digital hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã biết thêm những cách hữu ích để cải thiện tốc độ website của mình.
Nếu bạn đang tìm kiếm dịch vụ xây dựng và tối ưu hóa website, SEO cho trang web hay viết bài PR, xây dựng hình ảnh thương hiệu,… đừng ngần ngại liên hệ DIMI Digital để chúng mình có thể trở thành người đồng hành đáng tin cậy của bạn.