Consumer Confidence (Niềm tin người tiêu dùng) là gì?

Mục lục

Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, nơi người mua có quá nhiều lựa chọn, việc xây dựng lòng tin của người tiêu dung sẽ giúp bạn trở thành thương hiệu uy tín. Lòng tin này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua hàng và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Trong bài viết này, DIMI Digital sẽ giúp bạn hiểu consumer confidence (niềm tin người tiêu dùng) là gì?

Cũng như cung cấp các mẹo để tăng chỉ số này cho doanh nghiệp của bạn.

Consumer confidence (niềm tin người tiêu dùng) là gì?

Niềm tin của người tiêu dùng là thước đo mức độ lạc quan của họ trong việc chi tiêu, giúp dự đoán tình hình kinh tế trong những tháng tới dựa trên tình hình tài chính và mong muốn chi tiêu hoặc tiết kiệm của người tiêu dùng.

Nếu họ lạc quan về tài chính, họ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng nếu họ cảm thấy bi quan, họ sẽ hạn chế chi tiêu, kéo theo nền kinh tế bị trì trệ.

Dưới đây là ba yếu tố quan trọng để doanh nghiệp xây dựng niềm tin với người tiêu dùng và biến họ trở thành khách hàng trung thành:

Trung thực: Khi thương hiệu chọn sự chân thật thay vì chạy theo số đông, họ sẽ thiết lập kỳ vọng đúng đắn cho khách hàng tiềm năng. Điều này giúp khách hàng an tâm khi mua hàng. Họ không lo lắng về việc bị lừa đảo hoặc mua phải sản phẩm/dịch vụ kém chất lượng.

Tin cậy: Để khách hàng tin tưởng vào doanh nghiệp, bạn phải đưa ra những cam kết thực tế và thực hiện tất cả các cam kết đó, từ ưu đãi, giảm giá đến việc giao hàng đúng hạn và hỗ trợ khách hàng. Điều này sẽ khiến khách hàng hài lòng, dần dần trở thành khách hàng trung thành của doanh nghiệp.

Sự nhất quán: Để duy trì lòng tin của khách hàng, bạn cần cung cấp các sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao một cách nhất quán. Đây là một phần quan trọng trong việc xây dựng danh tiếng thương hiệu đáng tin cậy, chất lượng cao, giúp khách hàng yên tâm khi mua sắm.

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng (CCI) được đo lường như thế nào?

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng (CCI) là một thước đo kinh tế do tổ chức Conference Board thực hiện, nhằm đánh giá hành vi tài chính và ý định chi tiêu của người dân.

Tổ chức này khảo sát khoảng 5.000 hộ gia đình ở Mỹ để đánh giá thái độ của họ về việc chi tiêu hay tiết kiệm. Sau đó, Conference Board phát hành báo cáo hằng tháng cung cấp thông tin chi tiết về tình hình kinh tế và dự báo cho những tháng tới.

Dưới đây là cách CCI được đo lường trong các giai đoạn khác nhau:

Thiết kế khảo sát: Khảo sát CCI bao gồm 5 câu hỏi về tình hình hiện tại và kỳ vọng tương lai của người dân. Người trả lời có thể chọn ba phương án cho mỗi câu hỏi: tích cực, tiêu cực hoặc trung lập.

Tính toán giá trị tương đối: Sau khi thu thập tất cả dữ liệu, các câu trả lời tích cực cho mỗi câu hỏi được chia cho tổng số câu trả lời tích cực + tiêu cực. Điều này cung cấp giá trị tương đối cho từng câu hỏi, được so sánh với các giá trị tương đối từ năm 1985 (mốc tiêu chuẩn ban đầu cho CCI).

Phân tích kết quả: Giá trị trung bình của giá trị tương đối cho cả 5 câu hỏi sẽ trở thành Chỉ số niềm tin người tiêu dùng (CCI). Giá trị chỉ số > 100 cho thấy mức độ tin tưởng cao và tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, giá trị chỉ số dưới 100 báo hiệu sự trì trệ với mức độ sẵn sàng chi tiêu thấp.

Tại sao chỉ số niềm tin người tiêu dùng (CCI) lại quan trọng?

Lòng tin của khách hàng (CCI) có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Chỉ số CCI cao cho thấy mọi người sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn và tăng mức tiêu dùng. Điều này có thể giúp cải thiện doanh số, tăng doanh thu, tạo việc làm và tạo ra vòng xoáy tăng trưởng bền vững.

Nếu bạn đang thắc mắc về tác động của CCI đối với doanh nghiệp của mình, thì đây là bốn cách mà chỉ số CCI cao có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp:

Doanh số và lợi nhuận cao hơn

Khi mọi người cảm thấy an toàn về tài chính, họ sẽ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn. Điều này có thể mở ra các nguồn thu mới cho doanh nghiệp và thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi cao hơn.

Mở rộng kinh doanh

Tâm lý mua hàng tích cực và ổn định đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có đủ dòng tiền để mở rộng hoạt động. Bạn có thể tuyển thêm nhân viên, mở chi nhánh mới, thâm nhập thị trường mới hoặc bổ sung thêm các dòng sản phẩm/dịch vụ.

Lòng trung thành của khách hàng cao hơn

Chỉ số CCI cao cũng hứa hẹn duy trì lượng khách hàng trung thành vì họ có thể tiếp tục mua sắm từ các thương hiệu đáng tin cậy. Bạn có cơ hội xây dựng mối quan hệ lâu dài với những khách hàng quay lại.

Lực lượng lao động ổn định

Một lợi ích lớn khác đối với các công ty hoạt động trong môi trường có lòng tin cao là khả năng ổn định lực lượng lao động. Bạn không cần phải tuyển dụng ồ ạt hoặc sa thải nhân viên mà thay vào đó, hãy tập trung vào việc phát triển cùng nhau.

Nói một cách đơn giản, CCI có thể tạo ra hiệu ứng domino đối với nền kinh tế và doanh nghiệp của bạn. Chỉ số tích cực có thể tạo ra các cơ hội cho tăng trưởng vượt bậc, nhưng chỉ số tiêu cực có thể đẩy bạn vào tình trạng trì trệ.

Làm thế nào để tăng niềm tin của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp của bạn?

Dưới đây là 4 chiến lược hiệu quả nhất để gia tăng niềm tin của mọi người vào thương hiệu của bạn.

Duy trì hình ảnh thương hiệu chân thật

Mức độ tin tưởng của mọi người vào thương hiệu càng cao thì khả năng họ mua hàng từ bạn càng lớn. Bạn có thể vun đắp niềm tin này theo một vài cách. 

Tính minh bạch

Cho mọi người thấy cách bạn xây dựng sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ theo một cách chân thực, không qua chỉnh sửa. Ví dụ, nếu bạn là công ty SaaS B2B, bạn có thể chia sẻ về quá trình xây dựng sản phẩm, còn nếu bạn là thương hiệu thương mại điện tử, bạn có thể chia sẻ về quy trình sản xuất sản phẩm.

Giá trị thương hiệu

84% người tiêu dùng lựa chọn mua hàng từ các thương hiệu có giá trị đồng hành cùng họ. Khách hàng sẽ đồng cảm hơn với thương hiệu của bạn khi biết bạn cam kết tạo ra tác động tích cực đến xã hội. Vì vậy, hãy nhấn mạnh các giá trị của bạn tại các điểm chạm khác nhau trong hành trình mua hàng để khách hàng có thể tin tưởng thương hiệu của bạn.

Social Proof (Bằng chứng xã hội)

Xây dựng bằng chứng xã hội là một cách tuyệt vời khác để thiết lập lòng tin của khách hàng. Bởi vì mọi người tin tưởng các thương hiệu khi họ nghe thấy bạn bè hoặc người quen giới thiệu. Bạn có thể tận dụng tiếp thị truyền miệng (word-of-mouth marketing) hoặc sử dụng bằng chứng xã hội một cách chiến lược để giành được lòng tin của người tiêu dùng.

Đơn giản hóa quy trình mua hàng

Khách hàng có vô vàn lựa chọn. Họ không chọn bạn thì sẽ chọn đối thủ của bạn. Vậy nên, bạn không thể mắc bất kỳ sai sót nào trong hành trình mua hàng của họ.

Chỉ một chút khó khăn, dù là nhỏ nhất trong hành trình này cũng có thể khiến khách hàng bỏ đi và tìm kiếm lựa chọn khác.

Vì vậy, bạn cần phải làm cho quá trình mua hàng trở nên đơn giản và liền mạch nhất có thể.

Điều hướng website

Thiết kế website thân thiện với người dùng để khách hàng có thể mua sắm dễ dàng. Thay vì phải tìm kiếm phức tạp, website nên cung cấp cho khách hàng những gì họ cần chỉ với vài cú nhấp chuột.

Chi tiết giá cả rõ ràng

Hãy minh bạch và chia sẻ thông tin giá cả ngay từ đầu để giúp mọi người đưa ra quyết định mua hàng nhanh chóng.

Hỗ trợ theo yêu cầu

Cung cấp hỗ trợ 24/7 hoặc tạo mô hình hỗ trợ tự phục vụ để mọi người có thể tìm thấy câu trả lời phù hợp bất cứ khi nào họ cần.

Thanh toán thuận tiện

Đảm bảo thanh toán dễ dàng, không yêu cầu khách hàng thực hiện các bước phức tạp. 

Bán hàng tư vấn

Nguyên tắc vàng cho doanh nghiệp hiện đại: Khách hàng không thích bị bán hàng. Những ngày áp dụng chiến thuật bán hàng thúc ép để chốt đơn và thúc đẩy doanh số đã qua rồi. Ngày nay, khách hàng mong đợi một mối quan hệ có ý nghĩa hơn với thương hiệu.

Thay vì quảng bá lộ liễu sản phẩm/dịch vụ của mình, bạn cần tập trung vào việc giải quyết các vấn đề thực tế của họ. Đó được gọi là bán hàng tư vấn, một cách tiếp cận bán hàng dựa trên nhu cầu, trong đó bạn đóng vai trò như một cố vấn hữu ích, cố gắng cung cấp các giải pháp phù hợp và xây dựng mối quan hệ.

Dưới đây là một vài cách tận dụng bán hàng tư vấn để tăng cường lòng tin của khách hàng:

  • Lắng nghe khách hàng chăm chú và hiểu rõ những khó khăn họ gặp phải.
  • Đặt câu hỏi và khuyến khích khách hàng cởi mở về những thách thức + mong đợi của họ.
  • Chia sẻ các nguồn tài liệu hữu ích được thiết kế riêng cho các thách thức cụ thể để giáo dục và hướng dẫn khách hàng.
  • Chủ động hỗ trợ khách hàng sau khi mua hàng để giải quyết các thắc mắc và yêu cầu phản hồi.

Cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng là một mắt xích quan trọng trong việc xây dựng lòng tin của khách hàng. Nếu bạn muốn mọi người tiếp tục mua hàng từ bạn, bạn cần phải quan tâm đến trải nghiệm sau mua hàng của họ.

Bạn có thể bắt đầu bằng việc đào tạo đội ngũ hỗ trợ khách hàng để lắng nghe cẩn thận, thấu hiểu cảm xúc của khách hàng và phản hồi một cách đồng cảm. Trong chương trình đào tạo, bạn có thể tổ chức các buổi diễn tập nhập vai, tạo tài liệu hỗ trợ và tổ chức các buổi mô phỏng để giúp nhân viên thấm nhuần thông điệp này.

ChatCall