Có đến 40.6% người dùng sử dụng WordPress làm nền tảng cho website của họ. Đây là một con số đáng kể, những ông trùm công nghệ như TechCrunch, eBay, PlayStation cũng sử dụng nền tảng này. Nhưng khi tìm kiếm những cách để tối ưu SEO cho website dưới nền tảng WordPress, hầu hết các tips đều chi xoay quanh việc cài đặt Yoast.
Bạn có thể áp dụng nhiều cách khác để tối ưu SEO trên nền tảng WordPress ngoài Yoast. Vậy đầu tiên, bạn nên chọn giữa WordPress.org hay WordPress.com?
Về cơ bản, WordPress.com có khả năng lưu trữ giới hạn, không thể kết nối với FTP và hoàn toàn không lý tưởng nếu bạn muốn làm SEO.
WordPress.org cho phép bạn tuỳ chỉnh giao diện, widgets và cài đặt thêm plugin. Nền tảng này cung cấp nguồn mở, tự động lưu trữ và tạo host, hoàn hảo để bạn tối ưu SEO.
Thành thật mà nói, SEO là tiêu chí ít được lưu tâm nhất khi bạn chọn giao diện cho thiết kế website của mình. Điều này khá dễ hiểu bởi việc lựa chọn thiết kế giao diện và các tính năng bổ trợ khác thú vị hơn nhiều. Thực chất, sử dụng một giao diện dễ dàng trong việc tối ưu SEO sẽ quyết định phần lớn đến độ thành công cho website của bạn. Một số giao diện WordPress phù hợp nhất cho tối ưu SEO là: Có hai dạng tên miền thường được lựa chọn là dạng có www và không có www. Ngày trước, www được xem là tiêu chuẩn khi tạo website. Còn bây giờ, với những website cá nhân, bạn không cần thêm www. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc cho một công ty lớn và cần thu hút traffic (lưu lượng truy cập) về cho website, bạn nên ưu tiên sử dụng tên miền có www. Với định dạng này, bạn sẽ được đăng ký bản ghi CNAME để giúp chuyển hướng lưu lượng truy cập cho các chuyển đổi dự phòng. Đăng ký CNAME cho phép một server có thể có nhiều tên, tức là nhiều tên miền có thể cùng trỏ đến một địa chỉ IP. Điều này sẽ giúp người dùng được chuyển hướng đến website của bạn dù họ có một chút nhầm lẫn ở tên miền, CNAME sẽ tự động trỏ sang địa chỉ đúng. Bạn xem thử giữa 2 đường link dưới đây, cái nào dễ đọc hơn nhé: https://dimidigital.com/nhan-dien-thuong-hieu-cho-webiste/ Liên kết đầu tiên dễ đọc hơn và cũng là một đường URL chuẩn (canonical URL). Người dùng mong muốn được nhìn thấy những đường link như thế này khi truy cập website. Một đường liên kết gọn gàng và dễ tối ưu SEO sẽ tốt cho nội dung của website. Chuyên gia phân tích SEO kì cựu tại Google từng nói trên Twitter rằng: “Các nội dung trên website của bạn sẽ được Google kiểm tra và đánh số, quyết định thứ tự xuất hiện của chúng trong danh sách Google Search. Nếu Google đã xong khâu này, việc áp dụng thay đổi URL để tối ưu SEO cũng không còn hiệu quả đáng kể” Vì vậy, bạn hãy chú ý và đổi đường liên kết trên website tối ưu SEO ngay từ ban đầu để phát huy độ tăng trưởng tốt nhất. Bạn có thể nghĩ rằng đây chỉ là một thay đổi bé tẹo, nhưng nó mang lại giá trị lớn cho trải nghiệm người dùng. Để thay đổi liên kết cố định này trong WordPress, hãy vào mục Settings (Cài đặt), chọn Permalinks (liên kết cố định). Sau đó, chọn mục Post Name (tên bài viết). Đường liên kết sẽ tự động thay đổi theo tên bài viết của bạn để phục vụ cho mục đích dễ đọc và dễ ghi nhớ. Bạn vẫn có thể chọn một cấu trúc khác cho đường link theo mong muốn của mình. Cách để đổi Permalinks cho bài viết trên nền tảng WordPress để tối ưu SEO Ngoài Post Name (tên bài viết), bạn có thể tuỳ chỉnh định dạng đường liên kết theo mong muốn của mình. Thẻ điều hướng (breadcrumb) là một đường dẫn được phân cấp khác nhau, thường được đặt ở đầu trang hoặc dưới thanh điều hướng. Công dụng của nó là giúp người dùng biết được họ đang ở phần nào trên website, đồng thời thể hiện mức độ phân cấp của nội dung mà người dùng đang xem. Nếu WordPress của bạn đã cài đặt Yoast SEO, bạn có thể tạo và kích hoạt thẻ điều hướng bằng cách vào mục Yoast SEO -> Search Appearance (Giao diện tìm kiếm) -> Breadcrumbs (Thẻ điều hướng) và chọn Enable (Cho phép). Hướng dẫn các bước để bạn tạo thẻ điều hướng (breadcrumb) để tối ưu SEO cho website của mình. Đây sẽ là một quyết định khó khăn và tuỳ thuộc vào tình hình hiện tại của website. Nếu như website của bạn đã có người vào bình luận, Nhiều người khuyên rằng xóa các bình luận đó đi sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng của trang web. Bạn cần xét xem đây có phải là các bình luận rác cần phải xoá không. Nếu hiện tại website của bạn đã tắt bình luận, có lẽ bạn sẽ muốn để nguyên như vậy. Cựu kỹ sư phần mềm tại Google, Matt Cutts, người tham gia vào các dự án phòng chống tin rác cho rằng những nội dung sai chính tả và ngữ pháp sẽ kéo xếp hạng của bạn xuống. Tóm lại thì quyết định để bình luận hay không phụ thuộc vào bạn. Cách để kiểm soát điều này là đi đến phần Settings (Cài Đặt) -> Discussion (Thảo luận). Các tuỳ chọn để bạn thực hiện tắt, mở bình luận trên WordPress của mình. Với những bạn có thói quen cài đặt nhiều plugin cùng lúc, hãy dừng việc này lại. WordPress bị quá tải plugin sẽ dẫn đến việc các mã code chất chồng lên nhau, các ký tự bị thừa không cần thiết sẽ tạo thành những dòng code vô nghĩa, tốc độ trang của bạn sẽ giảm xuống đáng kể. Những plugin bạn nên cài đặt để tối ưu SEO cho website là: Theo Google, tệp Robot.txt là một tập tin văn bản đơn giản được dùng để quản trị website. Đây sẽ là công cụ để quản lý lưu lượng truy cập vào trang web của bạn, nó có thể dùng để ẩn một trang khỏi Google. Nếu trang web của bạn bị chặn bằng một tệp robots.txt thì URL của trang đó vẫn có thể xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, nhưng sẽ không có nội dung mô tả. Lúc đó, tệp robot.txt của bạn sẽ trông như thế này: Một số trang mà bạn không nên cho phép tệp robots.txt hoạt động là: Lưu ý: Theo như Matt Cutts chia sẻ, bạn nên tránh việc sử dụng tệp robot.txt để hạn chế Google dò theo website của bạn thu thập thông tin. So với các nền tảng khác, WordPress được xem là thân thiện nhất để bạn làm SEO cho website, bất kể bạn là người làm website chuyên nghiệp hay chỉ mới bắt đầu tìm hiểu. Nếu bạn đã cài đặt Yoast cho WordPress của mình mà vẫn chưa nhận thấy độ tăng trưởng ổn định, hãy thử qua những cách phía trên. Bên cạnh đó, đừng quên chăm chút cho nội dung của website để tăng hiệu quả và giúp trang web của bạn trở nên chuyên nghiệp hơn nhé. 1. Lựa chọn giao diện WordPress tối ưu nhất cho SEO:
2. Xác định mục đích khi chọn tên miền để tối ưu SEO website:
3. Thay đổi liên kết cố định (permalink ) trong WordPress:
https://dimidigital.com/?p=123454. Tạo thẻ điều hướng (breadcrumb):
5. Quyết định tắt hay mở bình luận trên WordPress giúp SEO tối ưu hơn:
6. Sử dụng các plugin (hỗ trợ) thân thiện với việc tối ưu SEO:
7. Chặn trang bằng tệp Robot.txt: