3 thay đổi của Google & Yahoo bạn cần nắm khi triển khai email marketing

Email Marketing là một trong những hình thức làm marketing lâu đời vì tính hiệu quả. Tuy vậy, việc lên chiến lược email marketing và thực thi chúng chưa bao giờ là đơn giản với nhiều doanh nghiệp. 

Trong nhiều năm nay, không ít người dùng phàn nàn về email rác. Ngoài ra, việc không thể hủy đăng ký email (thậm chí vẫn tiếp tục nhận email dù đã hủy đăng ký) cũng khiến họ thấy phiền phức.

Khi quyền riêng tư ngày càng quan trọng, cùng với việc tuân thủ các quy định như GDPR và CAN-SPAM (*), từ tháng 02.2024, Google và Yahoo đã có những thay đổi đối với những người gửi email hàng loạt (từ 5.000 email mỗi ngày trở lên) nhằm bảo vệ thông tin cá nhân của người dùng. 

(*) GDPR – General Data Protection Regulation là quy định chung về bảo vệ dữ liệu. 

Đạo luật CAN-SPAM buộc người gửi phải tuân thủ yêu cầu từ chối của người nhận trong vòng 10 ngày làm việc. 

Những tiêu chuẩn mới này ảnh hưởng đến 3 khía cạnh chính:

  • Hủy đăng ký và lựa chọn không nhận email (unsubscribe và opt-out)
  • Giới hạn thư rác (spam threshold)
  • Xác thực email (email authentication)

Bạn phải đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu được nêu trong các quy định mới này để tránh việc email bị đánh dấu là spam, hoặc không đến được khách hàng mục tiêu.

Hủy đăng ký và lựa chọn không nhận email marketing

    Nhiều công ty tạo điều kiện thuận lợi để người dùng hủy đăng ký nhận bản tin email, nhưng cũng có nhiều công ty không làm vậy. 

    Theo công bố mới của Google và Yahoo, các công ty phải cung cấp tùy chọn hủy đăng ký chỉ bằng một cú nhấp chuột trong tất cả email gửi đi. 

    Không chỉ thế, người gửi phải xử lý và chấp nhận yêu cầu hủy đăng ký đó trong vòng 2 ngày.

    Ngoài ra, người dùng có thể chọn ngừng nhận thông tin đối với 1 chủ đề cụ thể, nhưng vẫn có thể nhận thông tin về các chủ đề khác từ một email.

    Giới hạn thư rác

    Mục đích khi áp dụng những thay đổi này là để giảm thiểu thư rác. Với Google, việc này giúp giữ tỷ lệ thư rác dưới 0,1% và tránh vượt quá 0,3% hoặc cao hơn.

    Vì vậy bạn nên kiểm tra tỷ lệ thư rác hiện tại của mình. Nếu đang ở mức gần 0,3% (hoặc nhận 2-3 khiếu nại trên mỗi nghìn email), hãy đánh giá lại chiến lược email marketing, đồng thời kiểm tra danh sách email của bạn.

    Xác thực email

    Cả Gmail và Yahoo đều yêu cầu người gửi email phải xác thực email của họ. Điều này nghĩa là bạn cần cung cấp một số bản ghi nhất định cho DNS để gửi email.

    Bộ phận IT của doanh nghiệp cần bổ sung các bản ghi cho 3 lĩnh vực sau:

    • SPF (Sender Policy Framework – Khung chính sách người gửi): giúp kiểm tra xem máy chủ gửi có phải là người gửi được ủy quyền không.
    • DKIM (DomainKeys Identified Mail – Xác nhận email): giúp nhận diện email thật, giả thông qua việc tạo dấu vân tay kỹ thuật số có thể xác minh được.
    • DMARC (Domain-based Message Authentication, Reporting & Conformance – Xác thực, Báo cáo & Tuân thủ Thư dựa trên Tên miền): mở rộng SPF và DKIM, giúp các chủ sở hữu tên miền công bố các chính sách bảo vệ, tránh bị giả mạo email.

    Bạn hãy nhớ thêm các bản ghi trên vào tên miền và xuất bản công chính sách DMARC của doanh nghiệp.

    Bạn có thể tham khảo thêm 2 tài liệu dưới đây để biết chi tiết cách thực hiện: 

    Xem xét danh sách email

    Việc “dọn dẹp” các danh sách email giúp bạn loại bỏ những địa chỉ không còn tương tác, đã hủy đăng ký, không còn hợp lệ hoặc trùng lặp.

    Bạn có thể lọc bằng cách loại bỏ các loại email sau:

    • Sai tên miền, cú pháp hoặc định dạng 
    • Email bị trả lại (không thể gửi đến người nhận) 
    • Email rác 
    • Email cài nhận toàn bộ thư gửi đến domain ngay cả khi địa chỉ người nhận không chính xác hoặc không tồn tại.

    Bạn có thể cân nhắc gửi lại email cho những người không còn tương tác – tức là những người không mở hay bấm xem email của bạn trong một thời gian dài. 

    Chiến dịch “tương tác lại” tuy đơn giản nhưng có thể giúp thu hút sự quan tâm và giữ chân những người vẫn muốn tìm hiểu về thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của bạn.

    Trong trường hợp người nhận không phản hồi với chiến dịch của doanh nghiệp, bạn có thể xem xét loại bỏ họ khỏi nhóm đối tượng nhắm đến. Tuy nhiên, hãy yên tâm rằng họ luôn có thể quay lại khi muốn nhận thông tin từ bạn. 

    E-E-A-T là gì?6 tips tránh sai lầm trong email marketing