Xây dựng chiến lược Social marketing trong 8 bước đơn giản

Chiến lược social marketing là tổng thể những kế hoạch và mục tiêu đặt ra để đạt được hiệu quả marketing trên các kênh mạng xã hội. Chiến lược này sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động marketing, đồng thời là thước đo để đánh giá mức độ thành bại của doanh nghiệp. Vì thế, mỗi bước đi được đặt ra đều phải phục vụ một mục tiêu cụ thể nào đó.

Kế hoạch của bạn càng cụ thể, bạn càng dễ thực hiện và đánh giá. Dưới đây là 8 bước xây dựng một chiến lược social marketing hiệu quả dành cho bạn:

Bước 1: Đặt ra mục tiêu cho chiến lược dựa vào định hướng chung của công ty

Đặt mục tiêu dạng S.M.A.R.T.

Mục tiêu bạn đặt ra cần đáp ứng các tiêu chuẩn:

  • Rõ ràng, cụ thể
  • Có thể đo lường được
  • Có thể thực hiện được
  • Có tính phù hợp với thực tế
  • Có giới hạn về thời gian

Mô hình SMART rất quan trọng, nó đảm bảo cho chiến lược của bạn đem lại những hiệu quả nhất định, chứ không chỉ là những ý tưởng trên trời.

Theo dõi các chỉ số có giá trị

Thông thường, số lượt retweets, lượt like,… rất dễ theo dõi, nhưng các chỉ số ảo này không có nhiều ý nghĩa trong việc chứng minh giá trị thực của doanh nghiệp. Thay vào đó, hãy tập trung vào những con số như lượng khách hàng tiềm năng được tạo ra, số lượt giới thiệu website và tỷ lệ chuyển đổi

Đối với mỗi kênh social, bạn có thể đặt ra những mục tiêu khác nhau dựa vào mục đích sử dụng của kênh social đó. Ví dụ, những nhãn hàng liên quan đến mỹ phẩm thường tập trung vào việc nâng cao hiệu quả nhận diện thương hiệu thông qua những chiến dịch social trả phí, còn những bài đăng trên mạng xã hội thông thường được sử dụng vào việc đo lường mức độ tương tác với khách hàng.

Bạn cũng cần phải đảm bảo rằng chiến lược social marketing phải phù hợp với chiến lược marketing chung. Điều này giúp nâng cao giá trị công việc bạn đang làm, thu hút vốn và nhà đầu tư.

Bây giờ hãy bắt đầu bằng việc viết ra ít nhất 3 mục tiêu cho chiến lược social marketing của bạn!

Bước 2: Tìm hiểu về khách hàng, càng nhiều càng tốt!

 Xây dựng “cá tính” của khách hàng

Để có được những bài post “triệu like”, điều đầu tiên bạn cần phải làm là HIỂU về khách hàng của mình. Từ đó, bạn mới có thể lên kế hoạch chuyển hóa cộng đồng “fan” trên mạng xã hội thành những khách hàng thực thụ.

Xây dựng hình ảnh của khách hàng trên mạng xã hội là điều hết sức cần thiết, giúp bạn nhìn nhận những followers tiềm năng trên internet dưới hình ảnh những khách hàng thực tế. Điều này rất có ích cho việc tạo ra những sản phẩm thực sự cần thiết cho khách hàng.

Thu thập dữ liệu thực tế

Đừng ngồi một chỗ và phỏng đoán! Nhiều khi thực tế khác ra rất nhiều so với những gì bạn tưởng!

Những dữ liệu thu được từ mạng xã hội có thể cung cấp được nhiều thông tin có giá trị về những followers của bạn, như nơi họ sống, ngôn ngữ họ nói và cách họ tương tác với thương hiệu của bạn trên mạng xã hội. Những thông tin này cho phép bạn tinh chỉnh chiến lược của mình và đặt ra những mục tiêu chuẩn xác hơn.

Bước 3: Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh

Phân tích năng lực cạnh tranh

Phân tích năng lực cạnh tranh cho phép bạn xác định được ai là đối thủ cạnh tranh và những lợi thế (cũng như bất lợi) họ đang có được. Bạn cũng sẽ hiểu rõ hơn về nhu cầu thị trường để làm cơ sở cho việc đặt ra mục tiêu cho chiến lược social marketing của mình.

Phân tích này năng lực cạnh tranh còn giúp bạn “phát hiện” các cơ hội. Ví dụ, trường hợp đối thủ cạnh tranh của bạn đang chiếm ưu thế trên Facebook, nhưng lại không có nhiều hoạt động trên Twitter hoặc Instagram; bạn có thể tận dụng cơ hội đánh vào những kênh này để giành lấy khách hàng.

Tương tác thông qua social listening

Social listening cũng là một cách khá hiệu quả để theo dõi “cuộc chiến”.

Khi bạn theo dõi tài khoản mạng xã hội của đối thủ cạnh tranh theo các từ khóa có liên quan, bạn có thể nhận thấy sự thay đổi trong chiến lược sử dụng tài khoản mạng xã hội của đối thủ. Hoặc, bạn có thể “phát hiện” ra một bài đăng hoặc chiến dịch nào đó đem lại thành quả lớn. Hãy sử dụng những thông tin này để đánh giá chiến lược và mục tiêu của mình.

Bước 4: Ứng dụng lý thuyết kiểm toán vào social marketing

Đánh giá khả năng hiện tại của bạn

Nếu đã từng sử dụng các công cụ social media, bạn cần nhìn lại xem mình đã làm được những gì với những công cụ này thông qua các câu hỏi:

  • Kênh nào đang hoạt động, kênh nào không?
  • Những ai đang kết nối với bạn trên mạng xã hội?
  • Khách hàng mục tiêu của bạn đang sử dụng những kênh nào?
  • Mức độ phủ sóng của bạn trên mạng xã hội so với đối thủ như thế nào?

Những thông tin sơ bộ này sẽ trở thành cơ sở để cải thiện hiệu quả làm social marketing của bạn.

Kết quả “kiểm toán” đem lại một cục diện rõ ràng về mục đích mà mỗi kênh mạng xã hội hướng đến. Nếu một kênh nào đó tồn tại không rõ mục đích, bạn nên xem xét lại việc lược bỏ bớt để tập trung vào những chiến lược khác tiềm năng hơn.

Để biết được một kênh social còn hiệu quả hay không, bạn nên đặt ra những câu hỏi sau:

  • Khách hàng có sử dụng kênh này hay không?
  • Nếu có, họ đang sử dụng những kênh đó như thế nào?
  • Bạn có thể sử dụng kênh social này để “kiếm tiền” hay không?

Xử lý những tài khoản giả mạo

Trong quá trình kiểm tra, có thể bạn sẽ phát hiện ra những tài khoản giả mạo doanh nghiệp hoặc nhãn hàng của bạn. Những tài khoản này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thương hiệu chính chủ, thậm chí sẽ “hớt tay trên” rất nhiều khách hàng. Vì thế, cần xử lý chúng càng sớm càng tốt!

Bước 5: Thiết lập tài khoản và chỉnh sửa profiles

Lựa chọn ra mạng xã hội tiềm năng

Bạn cần phải chọn ra những kênh social thực sự tiềm năng để làm marketing, đồng thời phải vạch rõ chiến lược cho từng kênh để đạt được hiệu quả cao nhất. Ví dụ, nhãn hàng mỹ phẩm Benefit Cosmetics’ chọn Snapchat and Instagram Stories để đăng tải những bài post hướng dẫn trang điểm, còn Twitter được dùng để hỗ trợ khách hàng.

Dưới đây là thống kê tỉ lệ sử dụng các kênh social để làm marketing của các doanh nghiệp vừa và nhỏ:

Bên cạnh đó, bạn cần phải vạch rõ sứ mệnh của mỗi kênh social mình sử dụng để đầu tư một cách có trọng điểm và đúng mục đích. Nếu cứ mãi “loanh quanh luẩn quẩn” và không xác định được mục tiêu sử dụng, bạn nên xem xét việc bỏ bớt kênh đó đi để tập trung vào những nền tảng khác.

Thiết lập và tối ưu hóa tài khoản mạng xã hội

Bước tiếp theo là setup tài khoản, và đừng quên chỉnh sửa profiles của mình cho thật “hào nhoáng”!

Nên nhớ, cần phải điền hết những field của mục profile, chèn vào những từ khóa mà cộng đồng mạng thường sử dụng để tìm kiếm doanh nghiệp của bạn, và sử dụng hình ảnh có kích thước phù hợp với mỗi kênh social!

Một điều quan trọng nữa là chất lượng luôn quan trọng hơn số lượng! Bạn nên tập trung xây dựng một kênh nào đó cho thật hoàn hảo, đừng tạo thật nhiều tài khoản mạng xã hội sau đó “bỏ bê” chúng.

Bước 6: Tìm kiếm nguồn cảm hứng

Xây dựng một thương hiệu độc đáo và không đụng hàng luôn là mục tiêu mà các doanh nghiệp đặt ra. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tham khảo ý tưởng và tìm kiếm cảm hứng từ những nhãn hàng có tiếng để làm vốn lận lưng cho thương hiệu của mình.

Những “câu chuyện thành công” trên mạng xã hội

Tất cả các mạng xã hội đều có mục Success stories để chia sẻ các “câu chuyện thành công” của doanh nghiệp khi sử dụng mạng xã hội đó. Mục này thường được hiển thị trên trang web chính thức của kênh social (mục Business), ví dụ như Facebook business success stories

Những tài khoản hoặc chiến dịch social marketing “nhiều thành tích”

Một phương pháp tìm nguồn cảm hứng khác là tìm hiểu về những thương hiệu nhận được những giải thưởng từ các cuộc thi tổ chức trên mạng xã hội như The Facebook Awards hay The Shorty Awards

Lấy ý tưởng từ cộng đồng follower

Khách hàng chính là nguồn ý tưởng dồi dào dành cho bạn! Những vị thượng đế này đang quan tâm điều gì? Họ đang nói về chủ đề gì trên mạng xã hội? Hãy hỏi khách hàng về những mong muốn của họ để tạo ra những sản phẩm đáp ứng đúng những nhu cầu này!

Bước 7: Lên kế hoạch làm content

Đăng bài để thu hút follower là điều vô cùng cần thiết, tuy nhiên, nếu không có kế hoạch xây dựng nội dung cụ thể thì việc đăng bài sẽ không đem lại nhiều hiệu quả.

Lên kế hoạch đăng bài

Hãy lập kế hoạch chi tiết về thời gian và nội dung đăng lên các kênh mạng xã hội thông qua lịch đăng bài – từ hình ảnh, đường dẫn tới video. Lịch đăng bài phải đảm bảo được khoảng cách hợp lý giữa các lần đăng bài, và các bài đăng phải được upload vào những thời điểm tối ưu.

Kết hợp hiệu quả các loại content

Kế hoạch làm content của bạn phải đảm bảo rằng mỗi phần của content đều phải mang lại một hiệu quả nào đó để phục vụ mục tiêu chung. Ví dụ:

  • 50% nội dung giúp tăng lượng truy cập vào website
  • 25% nội dung được chắt lọc từ các nguồn khác
  • 20% nội dung hỗ trợ các mục tiêu của doanh nghiệp (bán hàng, tạo khách hàng tiềm năng, v.v.)
  • 5% nội dung bàn về nhân sự và văn hóa công ty

Nếu bạn chưa có định hướng cụ thể về nội dung sẽ đăng, hãy thử quy tắc 80-20:

  • 80% bài đăng có tính thông báo, giáo dục hoặc giải trí
  • 20% trực tiếp quảng bá thương hiệu

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể thử nguyên tắc một phần ba trong social marketing:

  • Một phần ba nội dung social có nhiệm vụ quảng bá doanh nghiệp, chuyển đổi và tạo ra lợi nhuận.
  • Một phần ba nội dung chia sẻ các ý tưởng và câu chuyện từ các nhà lãnh đạo trong ngành hoặc các doanh nghiệp cùng chí hướng.
  • Một phần ba nội dung liên quan đến các tương tác cá nhân với khách hàng.

Bước 8: Kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh chiến lược

Chiến lược social marketing là một phần cực kỳ quan trọng trong hoạt động marketing  doanh nghiệp. Tuy nhiên, rất khó để một chiến lược thành công ngay trong lần thử đầu tiên. Một số phần của chiến lược có thể không đạt hiệu quả tốt như bạn dự đoán. Vì thế, cần thiết phải có quy trình kiểm tra, đánh giá để xác định mức độ thành công của chiến lược.

Kiểm soát dữ liệu

Bên cạnh các thống kê đã thực hiện ở bước 2, bạn có thể sử dụng thêm công cụ UTM parameters để theo dõi số lượng khách truy cập để xác định được kênh social nào có nhiều lượt ghé thăm nhất.

Kiểm tra, đánh giá

Khi đã có trong tay những data cần thiết, hãy sử dụng nó để đánh giá lại chiến lược của bạn một cách thường xuyên. Kiểm tra liên tục cho phép bạn đánh giá được những gì hiệu quả và những gì không hiệu quả để tinh chỉnh chiến lược một cách kịp thời và hợp lý.

Khảo sát thị trường cũng là một cách tuyệt vời để tìm hiểu hiệu quả hoạt động của chiến lược. Thông qua bảng câu hỏi dành cho các followers hay những người dùng truy cập trang web, bạn sẽ đánh giá được mức độ đáp ứng của sản phẩm so với nhu cầu của khách hàng. Nếu sản phẩm của bạn hàm chứa một hoặc một vài thiếu sót nào đó, hãy chỉnh sửa ngay để bắt kịp xu thế và cải thiện hiệu quả chiến lược social marketing của bạn.

 

content marketingemail marketing